Lịch sử hình thành và phát triển

   Trong một xã hội phát triển, Khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.

   Nhờ thành tựu của KHCN mà số lượng sản phẩm mang tính đột biến, khó dự báo trước về hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng lên, tạo tiền đề cho những thay đổi trong đời sống vật chất và tinh thần của mỗi quốc gia, tạo ra sức mạnh cạnh tranh ngày càng to lớn hơn..

   Nhận thức được rằng đầu tư cho KHCN là đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm đến KHCN. Trong nông nghiệp, chủ trương này được thể hiện ở nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc Hội, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị TƯ 6 (lần 2) về Khoa học công nghệ; các Chỉ thị của Bộ Chính trị: Chỉ thị 63 CT/TW (2001) về “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, Chỉ thị 50CT/TW (2005) về "Phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học phục vụ các ngành kinh tế Quốc dân"; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định 272/2003/QĐ-TTg (2003) phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 và Quyết định 171/2004/QĐ-TTg (2004) phê duyệt đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ... Nhờ vậy, ngành nông nghiệp đã có cơ hội xây dựng tiềm lực KHCN với hàng chục Viện nghiên cứu chuyên ngành, đội ngũ nhiều nhà khoa học trình độ cao đủ sức tiếp cận những công nghệ cao và mới nhất của thế giới. Chính lực lượng này đã góp phần quan trọng tạo nên những biến đổi kỳ diệu của nông nghiệp nước nhà trong 20 năm đổi mới, đưa Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực thành nước xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, chè.... Có thể nói, trong thời kỳ đổi mới, chính nông nghiệp đã làm rạng danh đất nước trên trường Quốc tế, là tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

   Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, KHCN nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, của tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tốc độ phát triển nông nghiệp đang có xu hướng chững lại. Những động lực được phát động trong thời kỳ đổi mới có chiều giảm sút. Do vậy, để KHCN thực sự là điểm tựa của sản xuất và là động lực chính của phát triển kinh tế chúng ta cần phải đổi mới cơ chế quản lý khoa học mà trước hết là tổ chức lại hệ thống nghiên cứu.

   Theo định hướng trên, ngày 9 tháng 9 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 930/QĐ-TTg phê duyệt đề án sắp xếp hệ thống tổ chức Khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS). Đây là những quyết định quan trọng, định hướng lại về tổ chức và nghiên cứu của hệ thống các Viện nghiên cứu thuộc Ngành nông nghiệp.

   Nhìn lại lịch sử phát triển của hệ thống nghiên cứu khoa học nông nghiệp từ những ngày đầu của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng khoa học và công nghệ nông nghiệp:

- Thời kỳ 1952 - 1963: Những năm đầu thành lập

- Thời kỳ 1963 - 1977: Viện Khoa học Nông nghiệp

- Thời kỳ 1977 - 2005: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ngày nay

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Trồng trọt (1952)

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Học viện Nông Lâm (24/5/1959)

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Viện Cây công nghiệp và Cây ăn quả (1976)

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh đến thăm Trung tâm Nghiên cứu Cà phê Cao cao (1982)

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (9/1984)

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (9/1989)

 

Lịch sử hình thành và phát triển VAAS

Bút tích của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười

 

 

 

Tin liên quan