Hiến kế phòng trị bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng

Theo các nhà Khoa học nông nghiệp, 25% tổng sản lượng cây trồng bị mất do các bệnh do nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng… gây ra.

Trong số đó, việc phát triển tuyến trùng hầu hết có liên quan tới nấm Fusarium. Nhằm hiến kế để phòng trừ bệnh hại trên cây trồng, ngày 07/03/2025, Viện Bảo vệ thực vật (Viện KHNNVN) phối hợp cùng Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nấm Fusarium, tuyến trùng gây hại cây trồng”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, nhằm tìm ra những giải pháp kỹ thuật hữu hiệu để phòng trị loại nấm bệnh nguy hiểm này.

            Theo các nhà khoa học của Việt Bảo vệ thực vật, chi Fusarium lần đầu tiên được giới thiệu bởi Link, 1809, thuộc ngành Ascomycota, ngành phụ Pezizomycotina, lớp Sordariomycetes, bộ Hypocreales và họ Nectriaceae.  Fusarium là một chi nấm khổng lồ, trong đó hơn 1.500 loài đã được phát hiện và nghiên cứu. Các loài Fusarium có mặt khắp nơi trên môi trường sống, nấm gây hại cho cây trồng hay vật nuôi và có thể sản sinh độc tố gây hại cho con người. Fusarium oxysporum, F. solani, F. verticillioides (Tên đồng nghĩa Fusarium moniliforme) và F. graminearum là một số loài phổ biến, đại diện cho nấm gây hại cây trồng.

            Nấm gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau như:

            Bệnh lúa von (Fusarium moniliforme J. Sheld.);

            Bệnh mốc hồng ngô (Fusarium moniliforme J. Sheld. và F. graminearum Schwabe);

            Bệnh héo vàng cà chua (Fusarium oxysporum f. sp. lycopersici (Sacc.) W.C. Snyder & H.N. Hansen);

            Bệnh héo vàng chuối (Fusarium oxysporum f. sp. cubense (E.F. Sm.) WC. Snyder & H. N. Hansen);

            Bệnh chết chậm hồ tiêu (Fusarium solani (Mart.) Sacc.);

            Bệnh thối khô rễ trên cam quýt (Fusarium solani)

           Còn với tuyến trùng, theo các nhà khoa học, tuyến trùng (Nematoda) là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn, có dạng sợi chỉ với hai đầu hơi thon nhọn.

''

Hình ảnh của tuyến trùng

''

Tuyến trùng Panama trên chuối

                 Một số loài tuyến trùng trong quá trình phát triển cá thể ở một vài giai đoạn có dạng hình cầu, quả chanh, quả lê...

            Chiều dài thân tuyến trùng khoảng 0,2 - 3mm, thân mảnh từ 5 - 100µm, tuy nhiên cũng có loài dài trên 10mm (giống Longidorus).

           Theo ước tính, có khoảng từ 1 - 100 triệu loài tuyến trùng trên hành tinh chúng ta. Đến nay, con người mới chỉ biết đến khoảng 25.000 loài (Zhang và cs., 2011; Zhang, 2013. Tuyến trùng ký sinh thực vật mới chỉ được biết đến khoảng 4.100 loài (Decraemer và Hunt, 2006).

          Dựa vào đặc điểm ký sinh của tuyến trùng có thể chia thành 5 nhóm chính bao gồm: Ngoại ký sinh, nội ký sinh không di chuyển, nội ký sinh di chuyển, bán nội ký sinh di chuyển, bán nội ký sinh không di chuyển (hình 1).

            Tuyến trùng ký sinh thực vật nằm rải rác trong 4 bộ Triplonchida, Dorylaimida, Panagrolaimoidea and Tylenchida; tuy nhiên, phần lớn số loài lại nằm trong bộ Tylenchida. Tuyến trùng ký sinh thực vật thường có kích thước nhỏ (0,2 - 3mm), có loài chuyên hóa hẹp như Aphelenchoides oryzae chỉ ký sinh trên cây lúa, nhiều loài có phổ ký chủ rộng thuộc giống Meloidogyne với gần 100 loài đã được nghiên cứu (Hunt và Handoo, 2009) có thể ký sinh gây hại rất nhiều loại cây trồng khác nhau

            Cơ chế tương tác của tuyến trùng và các nấm bệnh trong đất có mối tương quan mật thiết. Trong quá trình gây hại tuyến trùng tạo ra vết thương nghiêm trọng trên bề mặt rễ. Tuyến trùng làm biến đổi chất nền của cây chủ làm rễ không phát triển và phá vở sức đề kháng của cây chủ. Từ đó tạo ra cửa ngõ cho nhiều loại nấm cơ hội trong đất khác xâm nhập gây hại nghiệm trọng hơn, trong đó có Fusarium sp. và hậu quả là có thểm làm chết cây.

''

Các triệu chứng điển hình của tuyến trùng

            Cũng tại Hội thảo, đại diện Công ty TNHH Syngenta Việt Nam cho biết, đơn vị cũng đang nghiên cứu giải pháp trừ tuyến trùng, và nấm bệnh gây hại trong đất, trong đó có Fusarium sp. 

            Thông qua hơn 5.000 thí nghiệm trên hơn 100 loại cây trồng, Công nghệ TYMIRIUMTM là giải pháp phòng trừ tuyến trùng công nghệ mới cho hiệu quả cao với khả năng bảo vệ mạnh mẽ bộ rễ cây trồng chống lại các tác nhân gây hại tiềm ẩn trong đất đặc biệt là tuyến trùng, ngăn chặn vàng lá thối rễ trên nhiều loại cây trồng. Giúp nông dân quản lý bệnh hại trong đất hiệu quả, gia tăng năng suất cây trồng và canh tác bền vững.

Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đánh giá rất cao những phát hiện của các nhà khoa học cũng như cộng đồng doanh nghiệp tại hội thảo đồng thời cho biết sắp tới sẽ triển khai các mô hình đánh giá thí điểm các phương pháp kỹ thuật, các vi sinh vật hoặc phân bón phù hợp để đánh giá hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trên các loại cây trồng. Từ đó có thể đưa ra các khuyến cáo kỹ thuật và sử dụng vật tư đầu vào phục vụ phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng một cách khoa học và hiệu quả nhất./.

Một số hình ảnh của hội thảo

''

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội thảo

''''''''

 

Tin liên quan