Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ năm 2020

1. Công nhận lưu hành giống cây trồng mới, tiến bộ kĩ thuật và nghiên cứu cơ bản

- Công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng mới: Các đơn vị thuộc VAAS đã hoàn thiện hồ sơ công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành 68 giống cây trồng mới (Phụ lục 9), gồm:

+ 46 giống cây lương thực và cây thực phẩm, trong đó có 18 giống lúa (BĐR27, OM355, OM20, OM375, OM380, OM402, OM429, OM461, OM344, NT202, N24, HD11, Gia Lộc 26, Gia Lộc 35, Gia Lộc 516, ĐTM14-258, ĐS1, QS88), 02 giống sắn (KM7, 13Sa05), 03 giống khoai tây (KT4, KT5, KT6, VC7), 03 giống Khoai lang (VC6, ĐT34, L29, VC7, KTB5), 03 giống đậu tương (ĐT34, DT215, Đ9), 03 giống lạc (L29, ĐM1 và HL22), 1 giống lạc (L32) và 12 giống nấm các loại; đăng kí bảo hộ cho 16 giống lúa DT88, HD11, GL97, OM34, OM39, OM402, OM375, OM10636, OM429, OM108, OM355, OM368, OM384, OM461, OM463, OM20).

+ 10 giống cây công nghiệp, trong đó có: 02 giống dâu (GQ2 và GQ20), 02 giống cà phê vối (TR14, TR15), 02 giống cà phê chè (TN9, THA1); công nhận lưu hành, tự công bố lưu hành đặc cách 02 giống cà phê, 20 giống tiêu (cà phê Xanh Lùn, cà phê Dây, tiêu Vĩnh Linh và tiêu Lộc Ninh); 01 giống xoài (GL4).

+ 09 giống cây ăn quả, trong đó có: 02 giống thanh long ruột trắng (LĐ18, LĐ19), 02 giống nhãn (LĐ19, LĐ11), 02 giống cây có múi (giống cam HG1, bưởi Đường lá nhăn), 02 giống bơ cho các tỉnh phía Bắc (giống Jolio, B3);

+ 03 giống cây trồng khác: 01 giống hoa (lan hồ điệp HĐ1), 02 giống rau (cà chua CVR7 và CVR9).

- Công nhận tiến bộ kĩ thuật và quy trình kĩ thuật: Toàn VAAS có 13 quy trình được công nhận là tiến bộ kỹ thuật: Quản lý tổng hợp (IPM) bệnh trắng lá mía tại tỉnh Khánh Hòa; Quản lý tổng hợp (IPM) sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu tại Tây Ninh; Quản lý bền vững bệnh virus hại hồ tiêu ở các vườn sản xuất đại trà; Quản lý tổng hợp sâu bệnh gây hại chính trên cây chanh; Phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu; Công nghệ tích hợp sản xuất cây giống măng tây xanh bằng hạt ứng dụng công nghệ cao; Công nghệ canh tác, thu hái và bảo quản măng tây xanh ứng dụng công nghệ cao; Kỹ thuật nhân giống và canh tác bơ cho các tỉnh phía Bắc; Quản lý tổng hợp bệnh thối rễ hại chè; Quản lý tổng hợp bệnh dán cao; Phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn; Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học tổng hợp VAAS-AT1 kiểm soát nấm, tuyến trùng hại hồ tiêu; Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học tổng hợp VAAS-AT2 kiểm soát nấm, tuyến trùng hại cà phê) và 73 quy trình được công nhận cấp cơ sở. Các quy trình kĩ thuật đã và đang áp dụng rộng rãi trong sản xuất, tạo sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, hình thành nền nông nghiệp sản xuất bền vững, hiệu quả.

- Kết quả nổi bật trong nghiên cứu cơ bản: Đã tiến hành giải trình tự bộ gen của 59 chủng vi khuẩn đối kháng; xác định được 03 thể protein Cry độc với tuyến trùng và sâu hại (Cry5B, Cry6A và Cry14A), các gen tổng hợp tương ứng là: Cry5b, Cry6ACry14A; phân lập được 02 chủng vi sinh vật cố định đạm, 02 chủng phân giải lân; định danh được loài mới (Diaporthe) gây bệnh héo ngọn khô cành sầu riêng; xác định được 4 chủng tuyến trùng ký sinh côn trùng, trong đó, 2 chủng H. indica KH33 và S. huense KH15 có hiệu lực cao với ấu trùng và nhộng bọ nhảy hại rau họ thập tự; phân lập được 03 chủng vi sinh vật chịu được nồng độ muối NaCl ≥ 1% và có hoạt tính sinh học hỗ trợ cây ăn quả phục hồi và phát triển trên đất bị nhiễm mặn; xác định được 29 QTLs tiềm năng liên quan đến cấu trúc bông lúa; thu thập, lưu giữ và đánh giá khoảng trên 3.000 nguồn gen cây trồng các loại.

- Một số nghiên cứu khác: đã xây dựng được hệ số phát thải KNK quốc gia từ lúa và các loại cây trồng cạn chính sử dụng phương pháp bậc 2 cho giai đoạn 2006-2016; xây dựng được cơ sở dữ liệu không gian về hệ số phát thải nhà khí nhà kính cho lúa và cây trồng cạn 8 vùng sinh thái và Metadata quản lý dữ liệu; xây dựng được bản đề xuất kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ TTX (PTT) phù hợp đặc thù mỗi vùng sinh thái nông nghiệp; xây dựng được cơ sở dữ liệu môi trường nông nghiệp nông thôn.

- Năm 2020, VAAS đã đăng tải được 67 bài báo trên các tạp chí quốc tế và 271 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước.

2. Hợp tác với doanh nghiệp phát triển sản phẩm KHCN vào sản xuất

Năm 2020, đã chuyển nhượng bản quyền kinh doanh 04 giống ngô (ĐP5, LVN092, VN559, VS6939), 02 giống lúa (giống GL25 và VAAS-16. Sản xuất và thương mại 1.500 tấn lúa giống các loại, 20 tấn lạc. Sản xuất và thương mại 350 kg hạt giống cà phê vối lai đa dòng TRS1, 1.760.700 cây giống cà phê các loại, 1.034.000 cây giống cà phê lá sò (TRS1), 20.640 cây tiêu giống, 50.970 cây bơ ghép, 19.985 cây sầu riêng ghép, hom dâu giống: 287.500 hom giống dâu, 30.500 vòng trứng giống tằm cấp 2; 500 hộp tằm con; sản xuất được gần 60 tấn hạt giống siêu nguyên chủng, gần 3.000 tấn hạt giống nguyên cho các tỉnh phía Nam; phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp giống trồng cho 200.000 ha lúa thuần, 3.000 ha lúa lai cho các tỉnh phía Bắc; 4.000 ha lạc, 1.000 ha đậu tương, 3.000 ha cây có củ; cung cấp hơn 10 triệu cây giống khoai tây và một số cây giống hoa, dâu tây sạch bệnh tại Tây Nguyên.

Tin liên quan