Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ năm 2023

1. Công nhận giống cây trồng mới và tiến bộ kỹ thuật

a) Giống cây trồng mới: trong năm 2023, các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã công nhận lưu hành 12 giống và tự công bố lưu hành 48 giống cây trồng, bảo hộ 01 giống và đang làm hồ sơ bảo hộ cho 04 giống, cụ thể:

+ 06 giống lúa: lúa thuần KGIR6; Gia Lộc 25; Gia Lộc 601; OM8, hai giống OM6976 và OM2517

+ 06 giống ngô: GL-797; LTS172; TQ519; G828; GL-777 và TM 181.

+ 08 giống cây thực phẩm: 02 giống đậu tương (ĐT32 và ĐT33); 01 giống dong riềng DR5; 01 giống khoai lang KL03; 01 giống khoai sọ KS15; 01 giống sắn Sa07; 02 giống khoai tây (TK15.80 và Atlantic);

+ 22 giống rau và hoa: 03 giống bí (bí xanh Thang Ngọc; bí đỏ Mật sao 2 và bí đỏ BĐ 27); 01 giống dưa lê vàng Happy 8; 01 giống mướp đắng Ngọc Bích; 02 giống ớt cay (HAFAM6 và HAFAM10); 01 giống cải bắp CT-17; 01 giống cải củ Dong Ha; 01 giống cải thảo CR Summer King; 01 giống cà tím Gangan; 03 giống cà chua (Pootan; HPT10 và VL02); 01 giống đậu cô ve VRQ96; 03 giống hoa cúc (C10; C11 và C195); 01 giống hoa cẩm chướng D191; 03 giống hoa hồng (CF.23.01; CF.23.02 và Đỏ Phú Quý.

+ 13 giống cây ăn quả: 01 giống nho NH01-48; 01 giống xoài VRQ-XXI; 01 giống ổi OĐL1; 02 giống na (MCL13 và Na16); 02 giống ổi (TH1 và TH3); 01 giống đào CS 39; 01 giống hồng FP 02; 01 giống chanh dây LĐ1, 03 giống thanh long (DF2, DF14, DF16).

+ 05 giống cây công nghiệp: 04 giống điều (LBC5; AB05-08; AB29; PC05); 01 giống chè PH276;

+ Bảo hộ được 01 giống nhãn Ánh Vàng 205; đang hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ 04 giống nho (NH01-152, NH02-37, NH02-97 và NH04-102).

b) Tiến bộ kỹ thuật, quy trình kỹ thuật và giải pháp sáng chế:

Năm 2023, đã công nhận được 20 tiến bộ kỹ thuật: Cặp lai tằm lưỡng hệ tứ nguyên VH2020; Quy trình canh tác giống lúa thảo dược ĐH9; Quy trình canh tác giống lúa thảo dược Thảo Cẩm 9; Quy trình canh tác giống lạc đen CNC1; Quy trình canh tác giống đậu tương đen ĐT2009ĐB; Quy trình canh tác giống đậu tương đen S20;  Quy trình thâm canh ngô sinh khối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quy trình chế biến, bảo quản ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quy trình “Quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ”; Quy trình nhân giống Cam Xã Đoài sạch bệnh; Quy trình trồng mới chăm sóc cam Cam Xã Đoài; Quy trình nhân giống hồng nứa Nam Đàn, hồng vuông không hạt Thạch Hà, xoài Tương Dương), Quy trình trồng mới và chăm sóc vườn cũ cho mỗi giống (hồng nứa Nam Đàn, hồng vuông không hạt Thạch Hà, xoài Tương Dương); Quy trình sản xuất nguyên liệu để chế biến chè Matcha từ 2 giống chè PH8 và LCT1; Quy trình sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh đặc sản từ 2 giống chè PH14 và VN15; Quy trình sản xuất nguyên liệu để chế biến chè Ô long từ giống Hương Bắc Sơn; Quy trình canh tác giống lúa BĐR36 cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; Quy trình canh tác giống lúa BĐR79 cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; Quy trình kỹ thuật nhân giống hoa lan kiếm Thanh Ngọc và Hoàng Vũ bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào; Quy trình kỹ thuật nhân giống lan kiếm Thanh Ngọc và Hoàng Vũ bằng phương pháp tách chồi; Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan kiếm Thanh Ngọc và Hoàng Vũ.

Công nhận cấp cơ sở 22 quy trình kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật canh tác cho giống bắp nếp bản địa mới chọn lọc; Quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống nho NH04-61; Quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống nho NH04-128; Quy trình quản lý tổng hợp một số sâu bệnh hại chính (bệnh phấn trắng, sâu đục quả) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ; Sổ tay vùng nguyên liệu đạt chuẩn; Quy trình nhân giống cam Vân Du sạch bệnh.; Quy trình trồng và chăm sóc cam Vân Du thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.; Quy trình trồng và chăm sóc hoa anh đào Nhật Bản (Prunnus serulata); Quy trình sản xuất hoa lan hoàng thảo thương phẩm; Quy trình sản xuất hoa lan hồ điệp thương phẩm; Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa lê vàng ứng dụng công nghệ cao; Quy trình nhân giống na Na16 cho các tỉnh phía Bắc; Quy trình canh tác cho giống na Na16 tại các vùng trồng chính ở phía Bắc; Quy trình nhân giống na MCL13 cho các tỉnh phía Nam; Quy trình canh tác cho giống na MCL13 tại các vùng trồng chính ở phía Nam.; Quy trình kỹ thuật thâm canh hồng không hạt Lạng Sơn tại tỉnh Lạng Sơn; Quy trình thu hoạch, bảo quản quả đào; Quy trình thu hoạch, bảo quản quả lê; Quy trình thu hoạch, bảo quản quả mận; Quy trình thu hoạch, bảo quản quả hồng; Quy trình sản xuất rượu vang từ quả mận; Quy trình chế biến hồng khô từ quả hồng.

Đăng ký 03 sáng chế, giải pháp hữu ích mới bao gồm: chỉ dẫn địa lý “Na Hang” cho sản phẩm rượu ngô men lá; Nhãn hiệu chứng nhận Tranh đá Quý Lục Yên, Yên Bái; Nhãn hiệu chứng nhận “Cơm Lam Mường Động”.

2. Nghiên cứu cơ bản

a) Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và tạo giống cây trồng

- Tại Trung tâm Tài nguyên thực vật: bảo tồn và lưu giữ 28.923 nguồn gen trong kho lạnh; trên 6.000 nguồn gen lưu giữ trên đồng ruộng và nhà lưới; 659 nguồn gen lưu giữ dạng invitro; nhân trẻ hóa thành công 776 nguồn gen; kết hợp thiết lập và duy trì an toàn 02 điểm bảo tồn ngân hàng gen cộng đồng kết hợp bảo tồn onfarm tại Thái Bình, Lào Cai.

- Tại các đơn vị trong hệ thống VAAS, tiếp tục thu thập, lưu giữ, đánh giá nhiều nguồn gen, vật liệu giống cây trồng mới tạo ra: chọn lọc và đánh giá 7.800 dòng vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống lúa nếp thơm ngắn ngày; tạo 100 tổ hợp lúa, xử lý đột biến 60 mẫu giống lúa tạo nguồn biến dị phục vụ nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chất lượng, ngắn ngày cho các tỉnh phía Bắc; xác định được 20 dòng triển vọng thuần về kiểu gen Xa7, Xa21, fgr ở tất cả các cá thể đánh giá, điểm kháng bạc lá qua lây nhiễm nhân tạo (điểm 1-3); chọn được 4 dòng lúa triển vọng (S3, S4, S5, S9) có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất 59,3-66,1 tạ/ha, chống chịu sâu bệnh hại tốt, gạo thon dài, chất lượng cơm gạo ngon, cơm mềm, mùi thơm và dẻo vừa phải, độ trắng trong cao, hàm lượng amylose thấp dưới 16%; duy trì hơn 1700 nguồn, dòng ngô tẻ, ngô nếp, ngô đường, ngô sinh khối, ngô ngọt; tạo mới trên 100 dòng ngô các loại từ nhiều nguồn vật liệu mới thu thập trong đó có hơn 20 dòng từ nuôi cấy bao phấn; khảo sát, so sánh trên 1000 THL các loại, qua đó xác định được nhiều THL triển vọng phục vụ cho khảo nghiệm, thử nghiệm trong các năm tiếp theo; tiếp tục lưu giữ, chăm sóc và đánh giá 110 dòng nhãn lai, 80 dòng thanh long, 20 dòng dứa, 60 dòng sầu riêng lai, 40 dòng chôm chôm lai, 07 dòng/giống vú sữa, 07 dòng/giống mít.

- Phân lập và tuyển chọn được bộ chủng giống vi sinh vật, bao gồm: 3 chủng nấm lục cương (có ký hiệu AS2, Me1. Me2); 2 chủng nấm bạch cương (có ký hiệu AS1, Be1); 3 chủng Bacillus (có ký hiệu Ba1, Ba2 và Ba3). Các chủng vi sinh vật phân lập và tuyển chọn được đều có khả năng sinh eym ngoại bào, trong đó chủng nấm bạch cương AS1, nấm lục cương AS2 và chủng Bacilllus Ba3 có hoạt lực cao hơn cả nên được lựa chọn làm vật để nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học.

- Đã xác định được 4 cặp cà phê kháng tuyến trùng: S77 x S81, S77 x S105, S78 x S81, S78 x S105; 5 cặp chịu hạn, kháng tuyến trùng nhằm cung cấp cho các nhà chọn tạo giống làm vật liệu lai tạo giống cà phê mang cả 2 tính trạng chịu hạn, kháng tuyến trùng: ♀ S63 x ♂ S77; ♀ S63 x ♂ S78; ♀ S76 x ♂ S77; ♀ S76 x ♂ S78; ♀ S75 x ♂ S77. 

- Biến nạp gen mã hóa CryA, chuyển gen vào vi khuẩn Bacillus, nhân sinh khối và tách chiết 02 hoạt chất Fengycin và Plantazolicin. Từ các kết quả chuyển gen vào vi khuẩn và chọn lọc vi khuẩn đối kháng Bt bước đầu sản xuất 05 chế phẩm sinh học BIO-NA1, BIO-NA2, ENDOBICA-1, ENDOBICA1, BIORHIO1 có tiềm năng ức chế nấm Phytophthora, Fusarium và tuyến trùng cao.

b) Bảo vệ thực vật

Nhân nuôi thành công số lượng lớn trong điều kiện phòng thí nghiệm và sử dụng bọ rùa Stethorus sp., nhện N. longispinosus ứng dụng trong quản lý nhện nhỏ hại cây trồng và nhiều loại thiên địch khác; xác định được 16 loại tuyến trùng ký sinh thuộc 3 bộ, 10 họ trên ba cây dược liệu (atiso, tam thất và xuyên khung); xác định và đặt tên 63 dạng hình thái lúa cỏ gây hại phổ biến ở Việt Nam; xác định được loài ốc sên chính gây hại trên cây thanh long và cây cam là loài Acusta tourannensis.

c) Thổ nhưỡng Nông hóa và Môi trường

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về đất trồng sâm tại các vùng trồng sâm ở Quảng Nam và Kon Tum; xây dựng được 03 bộ công thức phân bón chuyên dùng cho cây sắn; hoàn thành 16 báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thực địa về công tác bảo vệ môi trường; báo cáo phục vụ kiểm kê KNK cấp Quốc gia - ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bảng tính toán phát thải và hấp thụ KNK cấp Quốc gia – ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

3. Hợp tác với doanh nghiệp phát triển sản phẩm KHCN vào sản xuất

Năm 2023, đã phối hợp với các công ty giống cây trồng và các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho các địa phương trên cả nước hơn 110,2 nghìn ha giống lúa, 6.807 tấn giống lúa các cấp, 156 ha giống ngô, 22,6 tấn hạt giống ngô lai F1 (tương đương 1.356 ha); 137,3 nghìn cây giống sắn kháng bệnh khảm lá (tương đương 115 ha); 6.515 ha cây đậu đỗ; 3.000 ha cây có củ và rau màu các loại, hơn 569 nghìn giống cây ăn quả các loại (lê, mận, đào, hồng xiêm, xoài, táo, ổi, sầu riêng, chanh leo, vú sữa, cây có múi); 10 ha cây dược liệu (hoài sơn, sa nhân); 50 ha dưa thơm, dưa chuột ứng dụng quy trình công nghệ cao; gần 6 triệu cây, củ giống hoa các loại; hơn 500 cây invitro Atiso; hơn 1.302 nghìn cây và chồi cà phê; 29,8 nghìn cây và chồi măc ca; gần 30,5 nghìn cây hồ tiêu, 8 triệu bầu chè giống.

Sản xuất gần 50.000 ổ trứng cấp 1 đa hệ, trên 6.000 vòng trứng tằm cấp 2 đa hệ, trên 10.000 vòng trứng cấp 2 lưỡng hệ, trên 400 vòng trứng tằm sắn... Sản xuất, cung ứng được 10.000 gói thuốc sát trùng nhà, dụng cụ nuôi tằm; 6.500 gói thuốc rắc tằm con; 5.500 gói thuốc rắc tằm lớn; hơn 25.000 hộp thuốc KS4, Eri; 2790 gói thuốc phòng trừ bệnh tằm cho nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Phối hợp với một số tỉnh như: Ninh Bình (triển khai chuyển giao một số giống hoa mới phục vụ cảnh quan du lịch); Hậu Giang (xác định điều kiện phát sinh và phát triển tác nhân gây bệnh thối nhũn trái mít Thái); Quảng Ngãi, Yên Bái, Kon Tum (triển khai chọn lọc các giống sắn kháng bệnh khảm lá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương). Phối hợp với Tập đoàn Bình Điền xây dựng quy trình canh tác ngô sinh khối theo mô hình kinh tế tuần hoàn tại Tây Nguyên và Sơn La.

Tích cực phối hợp với các doanh nghiệp chuyển giao TBKT các quy trình công nghệ về chế biến sản phẩm chè mới, chuyển giao các giống cây trồng mới cho sản xuất. Ngoài ra, đã sản xuất 1.000 kg chế phẩm nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza phù hợp cho cây trà cảnh tại tỉnh Hưng Yên; 730 kg chế phẩm dạng bột ATC1 phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi và 520 lít chế phẩm dạng lỏng ATX1 phòng trừ bệnh thán thư trên cây xoài.

Tin liên quan