
Nguồn gốc:
Là giống lúa thuần chất lượng cao do Trung tâm TNSH Nông nghiệp Công nghệ cao – Viện Di truyền Nông nghiệp tạo ra bằng phương pháp đột biến phóng xạ (nguồn Co60) từ giống lúa BT7. Giống đã được Cục trồng trọt - Bộ NN và PTNT công nhận cho phép sản xuất thử theo quyết định số 235 QĐ/TT-CLT ngày 20/06/2016
Nhóm tác giả:
Đồng Thị Kim Cúc, Lê Thanh Nhuận, Phan Thanh Phương, Trần Thị Loan và cs
Một số đặc điểm nông sinh học chính:
Thời gian sinh trưởng: Ở các tỉnh miền Bắc vụ Xuân 120 - 125 ngày, vụ mùa 98- 103 ngày (ngắn hơn giống lúa Bắc Thơm 7 từ 5 – 7 ngày).
Giống lúa CNC11 có dạng hình đẹp, gọn khóm, đẻ nhánh khá. Giống có bộ lá thẳng đứng, cứng cây, chịu được thâm canh cao. Bông lúa có dạng bông chùm, trỗ bông tập trung. Giống có khả năng chịu rét khá (điểm 3), khả năng chịu mặn tốt (chịu được nồng độ muối từ 4 - 8 ‰). Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt, đặc biệt rất ít nhiễm đạo ôn về vụ xuân và bạc lá về vụ mùa. Bệnh khô vằn và rầy nâu nhiễm rất nhẹ (điểm 1- 3). Số bông/khóm: 5,5 - 6,2 bông/khóm, số hạt/bông: 190- 200; chiều dài bông: 25,3 - 26,8 cm; khối lượng 1000 hạt(g): 22 - 23 g. Hàm lượng amyloza của giống CNC11 là 15, 0%, tương đương với giống BT7. Năng suất Vụ Xuân đạt 58 - 65 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 70 tạ/ha. Vụ Mùa đạt 55 – 60 tạ/ha. (cao hơn BT7 từ 15 - 20%).
Giống CNC11 đã được đưa vào hệ thống khảo nghiệm Quốc gia, DUS 2 vụ (vụ Mùa năm 2012 và vụ Mùa năm 2013), đã được kết luận hoàn toàn có tính khác biệt với giống lúa đối chứng Bắc Thơm 7 và Hương Thơm. CVU 3 vụ và đã được kết luận là giống triển vọng.
Giống CNC11 đang được mở rộng diện tích gieo cấy trên một số tỉnh Miền Bắc như: Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An với diện tích trên 200 ha.
Áp dụng cho vùng sản xuất:
Các tỉnh phía Bắc
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao - tầng 6 Viện Di truyền Nông nghiệp. SĐT:
Một số hình ảnh giống lúa CNC 11

