Ngày 21 tháng 7 năm 2021, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF)và Công ty Dịch vụ Thương mại nước Anh Tesco đã công bố báo cáo Hướng đến Chất thải (Driven to Waste),
Báo báo cáo tiết lộ, tổng lượng thực phẩm bị mất mát trong các trang trại toàn cầu, ước tính lên tới 2,5 tỷ tấn mỗi năm, cao hơn khoảng 1,2 tỷ tấn so với ước tính 1,3 tỷ tấn trước đây. Trong số thực phẩm bị lãng phí, khoảng 1,2 tỷ tấn bị thất thoát tại các trang trại, 931 triệu tấn bị lãng phí khi tiêu thụ và 40% tổng số LTTP gieo trồng đã bị bỏ đi.
Sản xuất lương thực thực phẩm (LTTP) sử dụng một lượng rất lớn đất, nước và năng lượng; do đó, lãng phí LTTP sẽ tác động đáng kể đến biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhiều tính toán cho thấy, chất thải thực phẩm đã chiếm tới 8% lượng khí nhà kính (GHG). Dữ liệu mới về Hướng đến Chất thải cũng đã chỉ ra, các con số thậm chí còn cao hơn đáng kể, đóng góp khoảng 10% vào tổng lượng phát thải GHG. Con số này cao gấp gần 2 lần so với lượng khí thải hàng năm được tạo ra bởi tất cả các loai xe ô tô chạy ở Mỹ và Châu Âu.

Hơn 1 tỷ tấn lương thực thực phẩm lãng phí gia tăng, làm tăng thêm hơn 10% tổng lượng khí nhà kính phát thải toàn cầu
Áp lực từ việc mở rộng sử dụng tài nguyên nông nghiệp toàn cầu gia tăng cũng ngày càng thêm lớn. Để sản xuất thêm1,2 tỷ tấn lương thực bị mất mát, cần có 4,4 triệu km2 đất nông nghiệp màu mỡ và sử dụng thêm 760km3 nước trong canh tác; chưa kể tới sau khi thu hoạch hoặc chuyển sang các mục đích sử dụng khác còn phải dùng thêm nhiều nguồn năng lượng khác. Theo các nhà phân tích, để bù đắp vào nguồn LTTP bị lãng phí, cần đến một vùng đất lớn hơn tiểu lục địa Ấn Độ và lượng nước tương đương với 304 triệu bể bơi Olympic.
Phân tích các yếu tố góp phần tạo ra thất thoát LTTP, Driven to Waste đã lật ngược đánh giá lâu nay rằng, thất thoát lương thực trong các trang trại chỉ là vấn đề diễn ra ở những vùng kém giàu có với mức độ công nghiệp hóa thấp và chỉ ra, mức thiệt hại tính theo đầu người trong trang trại ở khu vực này còn cao hơn các vùng được công nghiệp hóa. Mặc dù khu vực có mức độ cơ giới hóa nông trại cao hơn chỉ chiếm 37% dân số toàn cầu và đóng góp tới 58% vào lượng rác thải thu hoạch toàn cầu.
Driven Waste chỉ ra, trong nhiều năm, thất thoát và lãng phí lương thực là một vấn đề lớn có thể giảm thiểu, do đó cần giảm tác động của hệ thống lương thực đối với tự nhiên và khí hậu. Pete Pearson, Trưởng nhóm Sáng kiến về Mất mát và Chất thải Lương thực Toàn cầu, WWF, cho biết. “Hơn 50% thức ăn thừa bị thất thoát trong các trang trại, …dẫn đến lãng phí ,, thực phẩm bị thất thoát nhiều hơn trong trang trại tính theo đầu người ở các chuỗi cung ứng tiên tiến như tại Hoa Kỳ và Châu Âu. ..”.Thất thoát và lãng phí LTTP trong vận chuyển , tiêu dùng cũng như trong các nông trại đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.
Nhằm giảm bớt tổn thất LTTP trong các nông trại và trên thị trường, WWF và Tesco kêu gọi các chính phủ và ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu cần tập trung vào áp dụng phương pháp tiếp cận Mục tiêu-Đo lường và Hành động.
Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của liên Hợp Quốc (SDGs) đề cập cụ thể đến thất thoát và lãng phí thực phẩm nhưng mới đặt ra mục tiêu giảm một nửa lãng phí thực phẩm (ở đầu bán lẻ và tiêu dùng) vào năm 2030. Các mục tiêu giảm thất thoát thực phẩm chỉ đề cập đến sau thu hoạch nhưng không bao gồm các mục tiêu có thể đo lường được. Mặc dù một số quốc gia đang bắt đầu xây dựng các kế hoạch hành động để giải quyết tình trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm, nhưng mới tập trung ở giai đoạn sau của chuỗi cung ứng, phần lớn quy mô và mức độ nghiêm trọng của vấn đề ở các trang trại chưa được đánh giá đầy đủ.
Phù hợp với khuôn khổ được thử nghiệm hướng vào chất thải, nhằm cung cấp lộ trình cho các bên liên quan trong hệ thống LTTP toàn cầu để giải quyết tình trạng thất thoát và lãng phí; đặc biệt là ở các trang trại, một khu vực vực mà cho đến nay còn bị bỏ qua, vẫn chưa được đo lường. Giám đốc điều hành của Tesco, Ken Murphy cho biết: Tesco đã tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề thất thoát và lãng phí thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Công ty này đã công bố dữ liệu về chất thải thực phẩm cho thị trường hoạt động, làm việc với 71 nhà cung cấp toàn cầu để giảm hơn 40% chất thải so với năm 2016. Bằng cách sử dụng khung Mục tiêu-Đo lường-Hành động, Tesco liên tục hành động từ mở rộng thông số kỹ thuật bán rau sạch đến quyên góp nông sản thừa cho các trường học và cộng đồng ở Kenya. Một số nhà cung cấp sẽ báo cáo về tình trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm trang trại của họ, giúp Tesco giải quyết vấn đề lãng phí trong những phần sớm nhất của chuỗi cung ứng .

Lương thực thực phẩm bị thất thoát trong các trang trại vì nhiều lý do, bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được và những quyết định của con người. Theo báo cáo Driven Waste, đến nay, mới có khoảng 5% kế hoạch khí hậu quốc gia, được đệ trình như một phần của Thỏa thuận Paris đề cập đến thất thoát và lãng phí LTTP. Phần lớn những kế hoạch này đều đến từ các quốc gia châu Phi nhằm giải quyết các tổn thất sau thu hoạch.
Một cách nhìn tổng thể và giải quyết thiệt hại ở tất cả các giai đoạn trong các trang trại sẽ giúp giảm thiểu BĐKH, giảm áp lực chuyển đổi thiên nhiên và giúp đạt được an ninh lương thực. Tuy nhiên, thông cáo báo chí đã lưu ý, chỉ riêng khả năng tiếp cận công nghệ và đào tạo ở các trang trại là chưa đủ để giải quyết vấn đề rộng lớn này. Lilly Da Gama, Giám đốc Chương trình Thất thoát và Lãng phí Thực phẩm tại WWF, là một trong những tác giả chính của báo cáo Driven Waste cho biết “Để đạt được mức giảm có ý nghĩa, các chính phủ quốc gia và các bên tham gia thị trường phải hành động để hỗ trợ nông dân trên toàn thế giới và cam kết giảm một nửa lãng phí thực phẩm trong tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Các chính sách hiện tại không đủ tham vọng ”.
TS. Lê Thành Ý