Thu hoạch bào quản
Thu hoạch lúa
- Thu hoạch thủ công: Liềm các loại là công cụ chủ yếu và được
sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình, trang trại nhỏ.
- Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và
nhỏ để thu hoạch lúa.
- Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằn tay, trục lúa bằng trục đá có trâu
bò kéo, tuốt lúa bằng máy đạp chân, bằng máy tuốt thủ công nhỏ
hoặc bằng máy tuốt lúa.

Nơi đập tuốt lúa phải được lót bạt, hoặc tực tiếp ở sân phơi,
nhưng phải sạch rác, sạn và không được lẫn với giống khác.
Phơi sấy, cất trữ bảo quản
Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng
như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2
phương pháp phơi sấy chủ yếu sau:
- Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có thể được
phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt
để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh.
- Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa
có thể làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt
độ 40 - 450c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch,
nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý.
Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơI khô, quạt sạch trấu, hạt
lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản
phảI được khử trùng, dọn sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình
nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơI khô ráo,
thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch
hại và ẩm mốc cần phảI xử lí ngay. |