1. Nghiên cứu cơ bản về CNSH
Đã tiến hành giải mã genome 36 giống lúa bản địa của Việt nam, xác định trình tự Nucleotid, vị trí bản đồ vật lý của 12 candidate gene liên quan đến đặc tính chất lượng, kháng bạc lá/đạo ôn, chịu hạn, chịu mặn và kháng rầy nâu; đánh giá phản ứng của 19 giống lúa chỉ thị và giống lúa mang gen kháng rầy nâu với một số nguồn rầy nâu thu thập được; xác định được 4 chỉ thị liên kết với gen kháng rầy, 3 chỉ thị liên quan đế kết với gen kháng bạc lá, 2 chỉ thị liên kết chặt với gen tương hợp rộng phục vụ công tác chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản, kháng bạc lá, rầy nâu; xác định được 58 chỉ thị liên kết lập bản đồ QTL chia thành 16 nhóm liên kết với cây lạc, mỗi nhóm từ 2 tới 7 chỉ thị; xác định 2 chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng tinh bột cao trong khoai lang và lai tạo được 10 tổ hợp lai khoai lang phục vụ công tác chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao; Xác định được chỉ thị phân tử LP2 liên kết với gen kháng bệnh mốc sương R1, phục vụ công tác chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh mốc sương. Kết quả này giúp các nhà chọn giống lựa chọn các cặp lai phù hợp đáp ứng mục tiêu chọn giống cụ thể, như: Tạo giống lúa siêu cao sản; giống lúa ngắn ngày, chất lượng, chống chịu hạn, mặn và kháng rầy nâu; giống lạc chịu hạn; giống khoai lang hàm lượng tinh bột cao; giống khoai tây kháng bệnh mốc sương.
Tạo được 1 dòng ngô lai F1 mang cả hai đặc tính kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ bằng phương pháp chuyển gen; tạo được 02 dòng lúa chuyển gen có chứa gen quan tâm, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện hạn, mặn; tách chiết được 3 gen (trên cây đậu tương): GmNAC002, GmNAC004, GmNAC0085 và gắn các gen này vào vector nhân dòng và tiến hành biến nạp vector nhân dòng mang các đoạn gen trên vào vi khuẩn Agrobacterium; chuyển được gen GmCHS7 vào đậu tương theo phương pháp nốt lá mầm nhờ vi khuẩn Agrobacterium, hiện đang tiến hành nuôi cấy để chọn lọc các cây ưu tú.
Phân lập và tách dòng được 10 gen liên quan đến sự phát triển bộ rễ lúa vào vector siêu biểu hiện; chuyển 10 gen vào callus lúa tìm hiểu chức năng của gen liên quan đến sự phát triển bộ rễ; phân lập được 8 đoạn promoter cảm ứng hạn, 8 promoter liên quan đến sự phát triển bộ rễ lúa; hoàn thiện quy trình tái sinh phôi và biến nạp gen tăng cường khả năng chống chịu vào dòng ngô; đánh giá bước đầu các dòng chuyển gen ở thế hệ T3 bằng PCR, các gen mong muốn đều có mặt trong các dòng này.
Tạo được vật liệu sạch bệnh bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và mô sẹo phôi hóa ở các giống mía; xác định được liều chiếu xạ (50Gy) phù hợp gây đột biến hạt sắn KM94; tạo quần thể các sắn KM94 sau chiếu xạ tia ion nặng, nhân giữ trong điều kiện invitro; tạo được 04 dòng chè triển vọng bằng công nghệ cứu phôi; tuyển chọn được một số giống cam, quýt nhập nội và bản địa sạch bệnh, không hạt/ít hạt, năng suất và chất lượng khá cao, ổn định, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm thông qua phương pháp nuôi cấy mô, tế bào.
2. Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường:
Xác định được thực trạng độ phì của đất tại các vùng trồng mía trọng điểm trong cả nước làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật tổng hợp nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng mía, cải thiện năng suất và chất lượng mía trồng; bước đầu khảo sát, xác định mức độ thoái hóa đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững thành phố Hà Nội, xây dựng bản đồ Nông hóa phục vụ thâm canh, quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất tỉnh Bắc Giang.
Chế tạo được 9 loại vật liệu LDHs từ các muối kim loại hóa trị 2 và hóa trị 3 (Ca, Mg, Al,) sử dụng làm chất mang dinh dưỡng trong sản xuất phân khoáng nhả chậm; sản xuất thử được 1 kg phân bón LDH-P có hàm lượng P = 21% (P2O5 = 48%); sản xuất được 1 loại phân hữu cơ khoáng bón lót, 2 loại phân bón cho rau; 2 phân bón cho cây ngô, 2 phân bón cho cà phê và 2 phân bón cho tiêu. Các loại phân bón trên có thành phần chất lượng phản ánh được vai trò của than sinh học (Biochar) và tính chất chuyên dùng phù hợp với từng cây trồng.
Hoàn thiện quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất chế phẩm VSV cải tạo đất cát ven biển, sử dụng chế phẩm VSV cho cây lạc trên đất cát ven biển tại Bình Định làm tăng độ ẩm đất 14,78 - 22,42%, tăng mật độ tế bào vi sinh vật có ích trong đất, tăng hàm lượng P, K dễ tiêu trong đất; xây dựng quy trình ứng dụng chế phẩm VSV phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn (R. solanacearum), bệnh chết héo do nấm (F. oxysporum), hiệu lực phòng trừ bệnh của chế phẩm trên cà chua và ớt đạt trên 80%; ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải nông nghiệp tại Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định và Thái Bình, xử lý tàn dư bệnh cho cây thanh long.
3. Nghiên cứu tài nguyên thực vật và bảo quản mẫu sâu, bệnh, vi sinh vật
Thu thập và lưu giữ 3.300 nguồn gen cây trồng các loại; bảo tồn 16.258 nguồn gen hạt trong ngân hàng gen hạt; 2.156 nguồn gen cây sinh sản vô tính tại ngân hàng gen đồng ruộng; 165 nguồn gen khoai môn, khoai sọ, cỏ ngọt tại ngân hàng gen in vitro; 132 nguồn gen cây ăn quả, cây lâu năm tại vườn tiêu bản quỹ gen cây lâu năm và 7.000 nguồn gen các loại được lưu giữ tại các cơ quan mạng lưới.
Bảo quản, lưu giữ 844 nguồn VSV trong ngân hàng gen gồm: 361 đơn bào tử đạo ôn, 427 nguồn VSV gây bệnh, 56 nguồn VSV có ích; bảo quản 36 chủng nấm có ích (33 chủng ký sinh côn trùng, 1 chủng virus côn trùng, 2 chủng nấm đối kháng bệnh hại); bảo quản, lưu giữ và đánh giá hoạt tính sinh học, phân loại đến loài và tư liệu hóa 697 nguồn gen VSV, bổ sung 7 nguồn gen có hoạt tính cao, chịu mặn (chịu NaCl ≥1,5%), phân giải phốt phát khó tan và silicat. Bổ sung mẫu vật và vận hành Trung tâm Thông tin Tư liệu Đất, hiện có 64 phẫu diện đất nguyên khối và các thông tin đi kèm được giới thiệu trên trang web www.baotangdat.com, năm 2014 đã đón tiếp hơn 1.000 lượt khách trong nước và khách quốc tế, cán bộ nghiên cứu và sinh viên đến thăm quan và học tập.
Lưu giữ và bảo quản bộ mẫu sâu, bệnh và cỏ dại hại cây trồng cấp quốc gia với tổng số 100.000 mẫu vật thuộc hơn 8.000 loài côn trùng và nhiều mẫu sâu non, 500 loài côn trùng có ích, hơn 2.000 mẫu vật thuộc 750 loại bệnh hại và trên 700 loài cỏ dại thuộc 51 bộ thực vật hại cây trồng nông nghiệp.
4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới
Năm 2014, Viện đã chọn tạo được 61 giống cây trồng mới, trong đó 22 giống cây trồng được công nhận chính thức: 09 giống lúa (OM4488, OM7348, OM6677, OM5953, OM8928, OM8017, OM6932, OM6916, VN 121); 04 giống ngô (VS36, NL5, LVN111, LVN102); 01 giống khoai lang (KLC3); 02 đậu xanh (NTB.02, ĐX14); 01 lạc giống (L27); 01 giống CAQ (Vải Phúc Hòa); 02 giống chè (PH8, PH10); 02 giống hoa thược dược lùn (TDL03; TDL05); và 39 giống sản xuất thử trong đó 20 giống lúa (OM8108, OM10040, OM10041, OM10417, OM6627, OM10393, OM10375, GL105; PĐ211, Sơn Lâm 2 (LCH37), LH12, N100, PC26, GL159, CH16, M14, AIQ1102, Lth134, BT6, BoT1 (ANS1); 02 giống Ngô (VS71, H119); 04 giống khoai lang (KTB3, VT5, VT10, KTB4); 01 giống đậu xanh (HLĐX10); 12 giống rau, hoa (dưa chuột GL1-2; cà chua GL1-3; ớt cay GL1-1; Củ cải Song Jeong; ớt chỉ thiên High Fly; hoa lili Yeallowen; Hoa lili Robina; hoa đồng tiền G12; hoa đồng tiền G19; hoa cúc Mai Vàng; hoa cúc Farm Vàng; hoa cúc GL2-4)
5. Kết quả nghiên cứu về quy trình kỹ thuật chuyển giao,thương mại hóa sản phẩm
Sản xuất và chuyển giao 8.105 tấn giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng và giống xác nhận trong cả nước; sản xuất và chuyển giao 3.437 tấn giống ngô chủ lực (LVN10, LVN99, LVN4, LVN61, LVN885, LVN146, LVN092, LVN25, SB099, VN8960) cho các tỉnh phía Bắc; sản xuất và chuyển giao 1.500 tấn khoai tây Atlantic, Sinora, Solara, 1.000 tấn dong riềng, 1.200 tấn dây lang làm giống phục vụ sản xuất; cung cấp hom giống sắn tốt đủ trồng cho 2.000ha; sản xuất và chuyển giao 1000 tấn giống đậu đỗ các loại phục vụ gieo trồng cho các tỉnh phía Bắc.
Sản xuất, cung cấp 1 tấn hạt giống rau các loại, hàng triệu cây giống cà chua ghép cho sản xuất rau vụ đông ở các tỉnh phía Bắc; chuyển giao trên hai triệu củ giống hoa lily; 15 triệu cây giống hoa cúc, lan Hồ điệp, hoa đồng tiền; hàng trăm nghìn củ giống hoa tuylip; hàng chục nghìn cây giống hoa đào, hoa mai, cây hồng môn nuôi cấy mô cho sản xuất.
Chuyển giao 10 triệu bầu Chè giống các loại; trên 2,0 triệu cây giống ăn quả; 440.000 cây giống cao su, 555.000 cây giống điều, 15.000 cây giống ca cao, 452.352 cây cà phê ghép, 806.777 cây cà phê vối gieo hạt, 225.000 cây giống hồ tiêu, 32.000 cây bơ ghép, 14.836 kg hạt giống cà phê vối, 300.000 cây keo, 43.312 cây mía giống nuôi cấy mô; chuyển giao 300.000 hom giống dâu cho Tây Nguyên; chuyển giao giống dâu lai F1-VH15, GQ2 quy mô 55 ha cho Yên Bái, Thanh Hóa, Hải Dương, Lâm Đồng, Thái Bình, Đắc Nông; chuyển giao 600 vòng trứng 3 giống tằm: GQ9312, GQ1235 GQ2218 cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Viện đã chuyển giao 16 quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn cho các địa phương; 5 Quy trình sản xuất hoa lan cây cảnh; 9 quy trình về xử lý môi trường; 4 quy trình về kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch chè và nhiều quy trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận cho các địa phương. Tất cả các quy trình kỹ thuật được chuyển giao đều cho kết quả tốt, hiệu quả cao, thu nhập tăng từ 1,5-2 lần so với thông thường
Năm 2014, Viện đã chuyển nhượng bản quyền 4 giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, kinh phí chuyển nhượng gần 4.000 triệu đồng; chuyển giao quyền phân phối một số giống Ngô cho Công ty Đại Thành, Công ty Giống cây trồng, vật nuôi Ninh Bình; chuyển giao 3 quy trình sơ chế giảm thiểu dưa hấu, thanh long và dứa cho Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài kinh phí chuyển nhượng hàng tỷ đồng, công nghệ chế biến gấc.\