Đặc điểm của lúa lai

1. Rễ

Rễ lúa lai phát triển sớm và mạnh. Khi có 3 lá thật, lúa Lai đã có 8- 12 rễ và có chiều dài lớn hơn rễ lúa thuần.Nhìn chung, Bộ rễ lúa lai phát triển sớm, đồng thời có kích thước lớn về số lượng, đường kính và chiều dài.

Sản xuất hạt lai F1

2. Nhánh

Lúa lai đẻ sớm và khoẻ. Khi có 7- 8 lá, số lượng nhánh có thể đạt 10- 12 nhánh. Tất cả các nhánh này đều có khả năng thành bông. Vì vậy, khi gieo cấy cần cấy thưa và cấy một dảnh/ khóm nhằm khai thác khả năng đẻ nhánh của lúa lai.

3. Bông

Do đẻ sớm và khoẻ, nên tỷ lệ bông hữu hiệu cao. Lúa lai là loại hình bông to, có số hạt/ bông lớn hơn 160 hạt, năng suất đạt 8- 10 tấn/ha/vụ.

4. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng

  • Đạm: có 2 thời kỳ nhu cầu về đạm cao là đẻ nhánh và làm đòng.
  • Lân: Hàm lượng Lân cao nhất vào thời kỳ lúa đẻ rộ. Vì vậy, cần bón lân sớm vào bừa cấy cho lúa
  • Kali: Lúa lai có nhu cầu về Kali cao ở các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và sau trỗ bông. Vì vậy, để có năng suất cao cần hết sức coi trọng bón Kali cho lúa lai.

5. Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của ngoại cảnh

Nhìn chung, Lúa lai có khả năng chống chịu tốt với rét, nóng và hạn