Kỹ thuật làm đất cấy
Đất trồng lúa
Đất trồng lúa có hai dạng cơ bản :
Đất chuyên canh lúa: Thường có chân vàn hoặc chân trũng khó thoát
nước. Loại đất này thường làm dầm, khi có điều kiện thì chỉ rút nước
phơi ải sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa mùa.
Đất luân canh lúa-màu: Là đất chân cao, cấy vụ mùa và làm màu vụ
đông xuân. đất này không phơi ải mà chỉ làm dầm.

Kỹ thuật làm đất
Đất lúa cần phải cày sớm, ruộng làm dầm phải giữ nước. Ruộng làm
ải cần được phơi kỹ, giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất
thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại trong đất. Nếu phơi ải
gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ nước, chuyển
sang làm dầm.
Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải
phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều và điều tiết nước.
Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự
trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động của vi sinh vật vùng rễ
phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường dinh dưỡng cho
lúa.
Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. đất lúa cấy
mạ sân càng phải được làm kỹ hơn, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước
nông để lúa cấy xong phát triển thuận lợi.
Bón lót
Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân chuồng,
phân xanh, vôi và các loạ phân vô cơ như lân, kali, đạm…Bón lót sâu
và hợp lí :
Bón lót phân xanh và vôi (nếu có) vào lúc cày ngả, phân chuồng và
phân lân bón vào lúc cày lại, đạm và kali bón trước khi bừa cấy.
Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu vụ thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn
vụ mùa. |